Kết quả tìm kiếm cho "nút giao quốc lộ 91 với quốc lộ 80"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 16
Thời gian qua, An Giang được Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông đạt nhiều kết quả quan trọng.
Ngày 16/6, tại phường Bình Đức (TP. Long Xuyên), Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp UBND tỉnh An Giang và UBND TP. Cần Thơ tổ chức Lễ khánh thành Dự án xây dựng tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh TP. Long Xuyên.
Quyết tâm của chủ đầu tư, đơn vị thi công là đưa tuyến đường tránh TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) vào sử dụng trong tháng 7, trước dịp kỷ niệm 136 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2024). Do vậy, tiến độ thi công đang được đẩy nhanh quyết liệt, kể cả ngày nghỉ lễ, cuối tuần.
Vượt qua những khó khăn, cả 2 công trình trọng điểm của tỉnh là cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (đoạn qua An Giang) và tuyến tránh TP. Long Xuyên đều đang được khẩn trương thi công, đạt yêu cầu đề ra. Các nhà thầu tổ chức thi công xuyên Tết, “3 ca, 4 kíp” nhằm đảm bảo tiến độ.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đặt ra là xây dựng địa phương trở thành vùng động lực kinh tế, ở đó có kinh tế biên giới phát triển, hạ tầng giao thông kết nối thông suốt, nguồn nhân lực đảm bảo nhu cầu hội nhập, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc...
Đường sá nhỏ hẹp, vướng sông cách phà là câu chuyện “đi trước về sau” của tỉnh An Giang, là nỗi muộn phiền thường trực của lãnh đạo, cử tri và nhân dân địa phương. Xứ miền Tây sông nước, kênh rạch chằng chịt đặc trưng thuở nào, giờ không còn đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại.
Theo Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 68/QĐ-TTg, ngày 15/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ), TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) là trung tâm tăng trưởng kinh tế, trung tâm thương mại dịch vụ của vùng giữa đồng bằng phía Nam sông Hậu; là trung tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ, trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối với tỉnh An Giang và vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.
Ở Việt Nam, tự chủ đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Kết quả đó xuất phát từ chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như đòi hỏi khách quan, xu thế phát triển của giáo dục đại học.
Tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh TP. Long Xuyên không chỉ giúp giảm áp lực lưu thông qua trung tâm tỉnh An Giang, mà còn tạo động lực phát triển lâu dài. Đây sẽ là mảnh ghép quan trọng kết nối An Giang với các tỉnh vùng ĐBSCL.
Giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, trước mỗi kỳ họp Quốc hội khóa XIV, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang có buổi tiếp xúc, gặp gỡ Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành. Qua các buổi “tiếp xúc cử tri đặc biệt” thường lệ này, nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị được tỉnh An Giang gửi gắm đến các vị ĐBQH, nhằm giúp tỉnh có thể tháo gỡ, giải quyết một số vấn đề bức thiết hiện nay. Cũng từ đó, vai trò của Đoàn ĐBQH và từng đại biểu ĐBQH được nâng lên, thể hiện rõ nét hơn trước, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang.
Khi chảy qua TP. Long Xuyên (An Giang), đoạn sông Hậu có sự phân nhánh phức tạp, các nhánh sông đang phát triển mạnh và có sự tranh chấp lẫn nhau. Nếu không sớm chỉnh trị đoạn sông này, hạn chế tạo ra dòng chảy xoáy hoặc dòng chảy rối, nguy cơ sạt lở sẽ tiếp diễn nghiêm trọng.
UBND tỉnh đã tổ chức đoàn đi kiểm tra và làm việc về tiến độ thực hiện một số công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng làm trưởng đoàn. Hiện nay, các công trình này đang được khẩn trương xúc tiến thi công, nhưng vẫn vướng một số “nút thắt” cần tháo gỡ.